top of page
Lovecore - một trưng bày của | an installation by AP Nguyễn
Lovecore - một trưng bày của | an installation by AP Nguyễn

Lovecore - một trưng bày của | an installation by AP Nguyễn

Registration is Closed
See other events

Time & Location

10:00 GMT+7 29 thg 10, 2021 – 18:00 GMT+7 25 thg 11, 2021

Ba Đình, 2 Ngõ Hàng Bún, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam

About the Event

[please scroll down for english]

Lovecore

Trưng bày cá nhân của AP Nguyễn, nghệ sĩ thuộc Chương trình Nghệ sĩ Lưu trú của Manzi năm 2020. Giám tuyển bởi Bill Nguyễn.

Thời gian: 29.10 - 25.11 (Thứ Ba - Chủ Nhật, 10.00 - 18.00)

Manzi Exhibition Space, số 2 ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội

Mở cửa tự do

...

“Xem kìa kho báu tuyệt luân

Kỳ trân dị bảo kể sao rõ ràng

Khác gì Động Bích Đào Nguyên

Hang sâu kia ẩn bao nhiêu tiềm tàng

Ngó quanh ai chẳng ngỡ ngàng

Chắc mẩm vạn thứ nàng kia đủ đầy”

Ngân nga vang lên nơi hang động bí mật là tiếng hát thánh thót của công chúa Ariel, ở một trong những phân đoạn ấn tượng nhất trong bộ phim hoạt hình ‘The Little Mermaid’ (Nàng tiên cá)⁽¹⁾. Xoay vòng nhảy múa nơi kho tàng của mình, Ariel phấn khích hồi tưởng về những “bảo vật” mà nàng thu thập được từ những chuyến thám hiểm xác tàu đắm và hang động dưới đáy biển – những đồ vật vốn thuộc về thế giới của loài người trên bờ, đã bị chính chủ nhân chúng làm lạc mất rồi rơi vào lãng quên. Tương tự, tại ‘Lovecore’⁽²⁾. của nghệ sĩ AP Nguyễn, một ý vị ngọt ngào lạ lẫm cũng xuất hiện - vừa ngất ngây khêu gợi, vừa bối rối bất ngờ. Bởi ở đây, AP cũng mời gọi và chào đón ta tiến vào kho báu cá nhân mà cô đã tích lũy qua nhiều năm nay. Ở đó, phơi bày trước ánh nhìn của người xem, là những đồ vật và trần thuật thuộc mong cầu và ước vọng riêng tư của nghệ sĩ, trong dáng vẻ tột cùng rực rỡ, yểu điệu mong manh, mà cũng không kém phần thuần khiết trung thực của chúng.

Hòn non bộ. Áo dài. Vịnh Hạ Long. Đồ bikini. Karaoke. ‘Việt Nam Quê Hương Tôi’. Xuất hiện trong triển lãm này là những thị giác và văn bản (hay chính xác hơn là những đối tượng nghệ thuật mà nghệ sĩ khảo cứu, chất vấn), được lựa chọn từ dự án vẫn đang tiếp tục của AP, bắt đầu từ 2017, thời điểm nghệ sĩ rời Việt Nam để ra nước ngoài học tập và sinh sống. Hấp thu song đôi hai nền văn hóa, bị thu hút bởi xu hướng thẩm mỹ ‘kitsch’ và ‘camp’⁽³⁾, đồng thời say mê tất cả những gì tạm gọi là “quốc hồn quốc túy Việt Nam”⁽⁴⁾, nghệ thuật của AP nằm giữa ký ức cá nhân và tưởng tượng tập thể. Cô lấy cảm hứng sáng tác từ đó, luôn nỗ lực hợp nhất chúng, và có đôi khi, không khỏi bị kẹt lại ở chính vị trí trung gian đặc biệt này. Vay mượn từ các hiện tượng văn hóa đại chúng, tận dụng thứ thẩm mỹ đại trà và sản xuất hàng loạt, khai thác hệ thống các biểu tượng đã bị “xào nấu” đến sáo mòn, AP vui đùa và giễu nhại trong sáng tác của mình. Cô phá bỏ những quy ước, những mong đợi vốn định sẵn nơi các đồ vật và hình ảnh quen thuộc kia, bằng việc thay đổi các đặc tính và chức năng của chúng, hoặc thông qua việc đan cài, lồng ghép vào đó những phản tư cá nhân, tự truyện và trải nghiệm riêng tư. Vì lẽ đó, tác phẩm của cô đùa giỡn với những gì ta nghĩ rằng ta biết.

___________________________________________________________________________________________________

(1) ‘The Little Mermaid’ (Nàng tiên cá) là bộ phim hoạt hình do hãng Walt Disney (Hoa Kỳ) sản xuất năm 1989, lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ cùng tên của tác giả người Đan Mạch - Hans Christian Andersen (xuất bản năm 1837). Khoảng giữa thập niên 90, ‘Nàng tiên cá’ - cùng các bộ phim hoạt hình ăn khách khác của Disney - lần đầu tiên ra mắt khán giả Việt Nam dưới định dạng băng video, và kể từ đó đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng địa phương.

(2) Tiêu đề của triển lãm tham chiếu tới một phong cách thẩm mỹ ra đời trên Internet (và được nhân rộng bởi người dùng các kênh mạng xã hội như TikTok, Instagram và Tumblr). Tựu chung, Lovecore tôn vinh tình yêu và sự hoài niệm, thường kết hợp các màu hồng, đỏ, trằng, hoa văn hình trái tim, và “dựa trên ngôn ngữ thị giác của những gì làm nên sự lãng mạn nhân tạo.”

(3) Thông thường, ‘kitsch’ (khi chuyển ngữ sang tiếng Việt, thường được thay thế bằng từ ‘sến’) gắn liền với văn hóa phương Tây, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng hậu công nghiệp, khi xã hội phát triển, đời sống vật chất dư giả, con người ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động giải trí và nghỉ ngơi. Là “những vật bắt chước rẻ tiền, những món tạo tác tôn giáo xoàng xĩnh, đồ lưu niệm thô tục và đồ cổ quái đản”, kitsch thường được sản xuất hàng loạt; chúng giả mạo và pha tạp vụng về các quy ước thẩm mỹ, các phong cách từ những thời kỳ, quốc gia và nền văn hóa rất khác nhau. Kitsch được nhiều người ưa chuộng và yêu thích bởi tính dễ tiếp cận, giá cả phải chăng và vẻ ưa nhìn, dễ hiểu, dễ cảm thụ hay có thể gọi là “vẻ đẹp tức thời / vẻ đẹp ăn liền” (theo cách nói của học giả / nhà phê bình Matei Călinescu). Thường khó để phân biệt với kitsch, ‘camp’ (ở đây người viết xin giữ nguyên từ và không chuyển ngữ) là một phong cách, cảm nhận và chiến lược thẩm mỹ; nó “trau dồi và khai thác cái xấu, gu thẩm mỹ tồi, dở tệ, cốt để hình thành một hình thức tinh luyện vượt trội”. Đôi khi camp được các nghệ sĩ sử dụng một cách có chủ ý để “phá bỏ các quy ước về tính thẩm mỹ, cái đẹp tiêu chuẩn, nhằm thoát khỏi sự xơ cứng của chủ nghĩa hàn lâm”.

(4) Mượn từ tuyên ngôn nghệ sĩ của AP (tháng 11/2020), cụm từ “quốc hồn quốc túy Việt Nam” dùng để chỉ những khái niệm, hình ảnh và địa danh đã được biểu tượng hóa để tạo thành một tưởng tượng về những gì tạo nên 'Việt Nam'. Bản thân chúng đã bị biến thành những món quà lưu niệm sản xuất hàng loạt mà du khách có thể mua về (ví dụ như móc khóa, nam châm tủ lạnh, khung ảnh, bưu thiếp, v.v.) hoặc đồ trang trí nội thất trưng bày trong nhà của họ. Mang một cảm thức thị giác đầy tính kitsch, những đồ vật này không chỉ thể hiện mong muốn sở hữu, chiếm đoạt (của một người trước một địa điểm hoặc một nền văn hóa), mà còn đại diện cho khao khát lưu giữ quá khứ (ký ức và ấn tượng của người đó về địa điểm/nền văn hóa vừa nói tới)....

***

'Lovecore' mở cửa từ ngày 29 tháng 10 đến hết 25 tháng 11. Để đảm bảo an toàn phòng tránh dịch, khách ghé thăm vui lòng rửa tay và đeo khẩu trang, quét mã QR trước khi vào không gian trưng bày.

Sự kiện thuộc chương trình nghệ thuật của Manzi do Viện Goethe hỗ trợ.

Đối tác truyền thông:

https://hanoigrapevine.com/

Thông tin về nghệ sĩ:

AP Nguyễn (sinh năm 1999 tại Hà Nội) là một nghệ sĩ đương đại sáng tác trên nhiều chất liệu: điêu khắc, hội họa, video và viết. Thôi thúc bởi những trải nghiệm cá nhân về sự di cư và dịch chuyển, quan tâm tới những khái niệm mỹ học như ‘cute’ và ‘zany’ (do học giả Sianne Ngai đặt tên), các tác phẩm của cô khám phá cả huyền sử lẫn những huyễn tưởng hiện đại về khái niệm ‘nước’. Cô khảo sát những hình thái khác nhau của nước: từ nước ngoài đại dương tới nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Ngôn ngữ cũng là một phần quan trọng trong thực hành của cô; sử dụng thơ ca và lối chơi chữ, cô định hình lại cách nắm bắt những khái niệm trừu tượng và cách hiểu các vật chất hữu hình. Lấy cảm hứng từ các xu hướng thẩm mỹ ‘kitsch’, ‘camp’ và ‘carnivalesque’, AP Nguyễn tư xây dựng một cách tiếp cận thẩm mỹ đặc biệt: khôi hài và đầy biến hóa, lấy những điều trần tục, tầm thường để tạo hình cái lớn lao kì vĩ.

Trong vài năm qua, cô cư trú tại London và theo học Cử nhân Mỹ thuật tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Chelsea (University of the Arts London). Do ảnh hưởng bởi COVID-19, cô tạm ngừng chương trình học và trở về Việt Nam. Sau khi quay lại quê nhà, cô bắt đầu thử nghiệm với đất sét, làm gốm và vẽ tranh sơn mài – tận dụng chất liệu thô sơ và có tính lịch sử văn hóa phong phú để gợi mở những ý nghĩa và cách nhìn thế giới mới mẻ.

///

Lovecore

An installation by AP Nguyễn, the participating artist of Manzi’s 2020 Artist Residency Program

Curated by Bill Nguyễn

29.10 - 25.11 (from 10 am to 6 pm Tue - Sun)

Manzi Exhibition Space, no. 2 Ngo Hang Bun, Ba Dinh, Hanoi

Free Entrance

“Look at this trove

Treasures untold

How many wonders can one cavern hold?

Looking around here you'd think

Sure, she's got everything”

And so it goes, one of The Little Mermaid ⁽¹⁾’s most memorable moments, where we see Princess Ariel swirl around in her secret grotto, excitedly singing about the mundane objects she has collected during her exploration of shipwrecks and caves under the sea - objects that perhaps have been discarded, lost or forgotten by those living above the surface of water. In the exhibition ‘Lovecore’⁽²⁾by artist AP Nguyễn, a similar sense of sweetness and strangeness, of wonder and puzzlement, emerges. For here, the artist also welcomes us into her personal treasure trove which has been accumulated over the years, and openly displays - for our viewing pleasure - the objects of her own desires and dreams, in all their brilliance, vulnerability, and honesty.

Hòn non bộ. Áo dài. Hạ Long Bay. Picture frame. Bikini bottoms. Karaoke. ‘Việt Nam Quê Hương Tôi’. Appearing in this exhibition are but a few objects, phrases and images (or rather, subjects of enquiry), selected from AP’s ongoing project which started in 2017 when the artist left Vietnam to study and live abroad. Embracing her position as someone twin-cultured, having always been fascinated by both the kitsch and camp⁽³⁾, and to all things “quintessentially Vietnamese”⁽⁴⁾, AP makes art that takes inspiration from, brings together, and at times, sits uncomfortably between personal memories and public imagination. Borrowing from popular cultural phenomenon, utilizing the aesthetic of mass-produced souvenirs, as well as their well-known and over-exhausted iconography, AP playfully subverts the conventions and expectation of such objects and images - by altering their properties and functions, or by weaving in her autobiographical reflections and experiences. Thus, her work teases with what we think we know.

____________________________________________

(1) ‘The Little Mermaid ‘is a 1989 American animated musical fantasy film produced by Walt Disney Pictures, loosely based on the original 1837 Danish fairy tale of the same name written by Hans Christian Andersen. In the mid 1990s, together with other Walt Disney box office hits, ‘The Little Mermaid’ arrived in Vietnam in the form of videotapes, and has since then become a part of our local popular culture.

(2) The title of the show refers to an Internet aesthetic (born out of TikTok, Instagram and Tumblr) that celebrates love and nostalgia, often incorporating the colors pink, red and white, and heart-shaped pattern, and is “based on the visual culture of manufactured romance and affection.

(3) Traditionally, kitsch is associated with Western culture, especially with the post-industrial revolution when society started to grow affluent and more people had more time for entertainment and recreation. As “cheap imitations, humble religious art objects, vulgar souvenirs, and kinky antiques”, kitsch is mass-produced, combining stylistic conventions of vastly different periods, countries and cultures. Kitsch is popularized and adored by many because of its accessibility, affordability and what scholar/critic Matei Călinescu referred to as “instant beauty”. Often hard to distinguish from kitsch, camp “cultivates bad taste… as a form of superior refinement,” and is at times consciously used by artists to “subvert the conventions of a “good taste” that eventually leads to sclerosis of academicism.”

(4) Taken from AP Nguyễn’s artist statement, November 2020. Here, the phrase “things quintessentially Vietnamese” refers to the ideas, images and locations that have come to symbolize an imagination of what constitutes ‘Vietnam’. They themselves have been turned into mass-produced souvenirs one collects as they go on holiday (i.e. keychain, fridge magnet, picture frame, postcard etc.), or interior decors one displays in their home. Visually connected by a kitsch aesthetic, these objects express not only a yearning to possess (a place or a culture), but also a need to hold onto the past (one’s memory and impression of said place/culture).

­­­­­­­­­____________________________________________________________________________________

'Lovecore’ will open for public from 29 October to 25 November 2021. In light of the current COVID-19 developments, please wear a mask when visiting and use the hand sanitizer provided at the entrance.

This is part of Manzi’s art programme supported by the Goethe Institut.

Communications Partner

https://hanoigrapevine.com/

***

Artist Bio

AP Nguyễn (b. Hanoi, 1999) is a contemporary artist practicing in the mediums of sculpture, painting, video and writing. She is informed by her experiences of migration and movement, and is interested in the notions of the ‘cute’ and ‘zany’, two aesthetic categories coined by scholar Sianne Ngai. Within her works, she explores both the historical and modern mythologies of water. She examines bodies of water, ocean water and water used for cleansing, drinking and rejuvenating. Language is also an important factor of her work - allowing for wordplay and poetry to influence how she understands everyday concepts and material artifacts. Drawing from the kitsch, camp and the carnivalesque - her aesthetic approach is playful and transformative - using the mundane to craft a spectacle.

In the past few years, she has resided in London where she is studying a BA in Fine Arts at the Chelsea College of Arts (University of the Arts London). At the time of COVID-19, she was halfway through her second year but had to return to Vietnam to ensure her health and safety. After returning to her native country, she began to experiment with forms of clay and lacquer painting - allowing the raw material and its rich cultural histories to tease out new meanings and ways of seeing the world.

Share This Event

bottom of page