top of page

In Situ

-
October 15, 2019
August 31, 2019
Lê Hoàng Bích Phượng
Nguyễn Phi Phi Oanh
Nguyễn Đức Phương
Nguyễn Huy An
Nguyễn Trần Nam
Nguyễn Minh Thành

Như tên gọi ‘In Situ’– được lấy từ cụm từ Latin có nghĩa là ‘ở tại nơi của chính nó’ hoặc ‘sự sắp xếp theo tự nhiên’, triển lãm không chỉ giới thiệu các tác phẩm mới nhất, được sáng tác cho Manzi của Nguyễn Phi Phi Oanh, Lê Hoàng Bích Phượng, Nguyễn Huy An, Nguyễn Trần Nam, Nguyễn Đức Phương và Nguyễn Minh Thành, mà còn là sự kiện ra mắt không gian trưng bày mới của Manzi tại số 2 Ngõ Hàng Bún, Hà Nội.


‘In Situ’, với việc thử nghiệm triệt để trên chất liệu và sự đa dạng trong hình thức thể hiện hẳn sẽ mang tới cho khán giả nhiều trải nghiệm khác nhau: từ tác phẩm lụa kiệm lời nhưng nhiều lớp nghĩa của Huy An; sự hoài vọng đầy chất thơ trong loạt tranh lụa của Nguyễn Đức Phương tới sự u tối và ám ảnh trong series tranh sơn mài đen trắng của Nguyễn Trần Nam; từ vẻ đẹp, sự yên bình tuyệt đối trong các bức chân dung trên lụa đượm buồn của Nguyễn Minh Thành tới các ý niệm hư ảo về thời gian và không gian trong tranh của Lê Hoàng Bích Phượng, và cuối cùng là sự phản chiếu thời của ảnh ảo và kỹ thuật số trong series tác phẩm sơn mài trên thép lộng lẫy của Phi Phi Oanh.


Đối với cả sáu nghệ sĩ, hội hoạ luôn là phần quan trọng trong thực hành nghệ thuật của họ, đặc biệt với triển lãm này, khi sơn mài và lụa được sử dụng làm chất liệu chính, do vậy ‘In Situ’ cũng đưa ra chất vấn ‘Điều gì quan trọng đối với một tác phẩm hội hoạ? Và ‘đâu là ranh giới và qui luật cho chất liệu?’


‘In Situ’ được thực hiện với sự hỗ trợ quí báu của Viện Goethe.

CÁC TÁC PHẨM
​ẢNH TRIỂN LÃM

VỀ SẮP ĐẶT 'PRO SE' - Nguyễn Oanh Phi Phi


Trong triển lãm này, các tác phẩm được bày theo một định dạng gợi nhắc tới màn hình cảm ứng của máy tính bảng, một thiết bị công nghệ giờ đây đã quá quen thuộc và phổ thông tới mức trở thành một phần cốt yếu trong cách chúng ta tương tác ngày nay. Luôn có mặt cạnh ta, sẵn sàng trong tầm với, như một phần mở rộng của bản thể con người, những thiết bị kỹ thuật số này bước vào đời sống hàng ngày của ta trước hết để giúp ta giải trí, ghi lại kỷ niệm, hoạch định thời gian biểu, kết nối chúng ta lại với nhau. Và rồi sau rốt chúng lại hóa ra là phương thức ta hòa giải với thế giới và là cảnh cửa mở ra trí tưởng tượng tập thể.


Sắp đặt này, thoạt trông như thể một sê ri máy tính bảng sản xuất hàng loạt, đang được bày trong showroom, ngẫu nhiên trình chiếu vài hình ảnh kỹ thuật số, nhưng khi nhìn gần lại, chúng thực chất lại là những bức tranh sơn mài phỏng theo màn hình. Mặc dù hình ảnh trong tranh là tĩnh, tôi tận dụng triệt để đặc tính của sơn mài cùng sự chuyển dịch liên tục của ánh sáng rọi tới lá vàng và bạc, để tạo ra sự chuyển động và lôi cuốn người xem tiến gần hơn, vào sâu trong hào quang của nó.


Người xem có thể tương tác với tác phẩm bằng cách dùng hai tay nâng nhẹ tác phẩm lên để quan sát kỹ hơn.

ĐÊM KHAI MẠC

Xem thêm về nghệ sĩ

bottom of page